Hộp trà Tường Vân

475,000 2,000,000 

Sau 5 năm lặn lội với trà, năm nay là năm đầu tiên Trà bà Vân ra mắt mẫu Hộp trà quà tặng nhân dịp Xuân Kỷ Hợp 2019, chúng tôi đặt tên là Hộp trà Tường Vân.

Là sản phẩm ấm ủ 2 năm nay, đáng lẽ thời điểm ra mắt sẽ sớm hơn, nhưng do phát sinh một số vấn đề về việc in ấn nên đã chậm hơn dự kiến.

Với mong muốn giúp khách hàng lựa một món quà biếu tặng dịp Tết và các dịp đặc biệt khác, đáp ứng tiêu chí bao bì đơn giản, không quá màu mè hình thức chúng tôi đã chọn tông màu đỏ logo phủ nhũ màu vàng với ý nghĩa tượng trưng cho “máu đỏ – da vàng” của người Việt Nam ta. Và họa tiết trang trí duy nhất được lựa chọn là họa tiết rồng thời Lý, biểu tượng cho sự quyền uy và linh thiêng, gợi nhớ tới Thăng Long – Hà Nội, nghìn năm văn hiến.

 

Xóa
Mã: N/A Danh mục: Tag:

Mô tả

HỘP TRÀ QUÀ TẶNG: TƯỜNG VÂN

Sau 5 năm trải nghiệm cùng trà, Trà bà Vân đã lần đầu ra mắt mẫu Hộp trà quà tặng nhân dịp Xuân Kỷ Hợp 2019, và đặt tên là Hộp trà Tường Vân, với mong muốn món quà sẽ mang tới những điều may mắn, bình an cho quý khách.

Chúng tôi cố gắng giúp khách hàng lựa một món quà biếu tặng dịp Tết và các dịp đặc biệt khác, đáp ứng tiêu chí bao bì đơn giản, không quá màu mè hình thức chúng tôi đã chọn tông màu đỏ logo phủ nhũ màu vàng với ý nghĩa tượng trưng cho “máu đỏ – da vàng” của người Việt Nam ta. Và họa tiết trang trí duy nhất được lựa chọn là họa tiết rồng thời Lý, biểu tượng cho sự quyền uy và linh thiêng, gợi nhớ tới Thăng Long – Hà Nội, nghìn năm văn hiến.

Về hình tượng rồng thời Lý, chúng ta có thể tham khảo thêm một số thông tin như sau:

Trong các nền văn hóa Phương Đông, rồng là biểu tượng của sự cao quý, sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ. Đặc biệt là nước ta, với truyền thuyết “con rồng, cháu tiên”, rồng là một biểu tượng vô cùng thiêng liêng. Chính vì vậy,  hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Một trong các hình tượng rồng đặc biệt đó là rồng thời Lý, gắn với truyền thuyết dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của vua Lý Công Uẩn.

Thăng Long – nơi rồng vàng xuất hiện, cũng là nơi vương triều Lý (1010-1125) xây dựng nhiều công trình kiến trúc hoàng thành, chùa, tháp mở đầu cho độc lập tự chủ của Đại Việt. Duy trì gìn giữ những biểu tượng Rồng truyền thống vốn có lâu đời của dân tộc, các nghệ nhân thời Lý đã sáng tạo hình tượng Rồng, đưa lại ý nghĩa mới. Hình tượng Rồng chỉ thực sự phát triển từ triều Lý, trở thành biểu tượng cao quý, quyền uy của Vương quyền và linh thiêng của Thần quyền (đạo Phật là Quốc giáo). Nó thể hiện trong các hợp thể nghệ thuật đường nét uyển chuyển, tinh tế, bố cục hoàn chỉnh, phong cách độc đáo. Hình tượng Rồng có kiểu dáng nhất quán, được nghệ nhân tuân thủ triệt để. Bất kỳ hình rồng ở di tích nào dù ở cách xa nhau, dù làm vào những năm khác nhau, dù là kiến trúc vương quyền hay kiến trúc thần quyền, thì hình tượng con Rồng thời Lý đều có kiểu dáng và cấu trúc chung.

Đặc điểm hình tượng:

* Đầu Rồng với cổ ngước cao, mắt Rồng to tròn và hơi lồi, trên lông mày kết xoắn hình số 3 ngửa (theo nhãn vòng Kim cô nhà Phật), và trán kết xoắn hình chữ S ký hiệu hình chớp (ý niệm về hiện tượng tự nhiên sấm – chớp), uy lực của Phật Pháp Lôi, Pháp Điện.

* Hai bên dưới mang tai có dải bờm nhiều tua kết vào nhau uốn lượn vút ra sau. Chòm râu dưới cằm kết xoắn uốn lượn. Mũi Rồng cũng được kéo dài thành hình vòi. Mào của Rồng hơi uốn khúc, chung quanh có viền kiểu ngọn lửa. Quanh đầu mây quấn có những viên ngọc lơ lửng. Miệng rồng há rộng hứng ngọc. Môi dưới ngắn, lưỡi dài uốn lượn vươn ra đỡ lấy viên ngọc. Hai hàm có răng nanh nhọn kéo dài uốn cong liền sát mũi. (Cũng có loại đầu Rồng: cổ uốn khúc xuống rồi ngược lên).

* Hình dáng thân Rồng thể hiện theo lối nhìn nghiêng, uốn lượn mềm mại (như hình giun đất uốn lượn). Các khúc uốn lượn phình to và co lại gần nhau (như hình túi phình đáy, miệng co) đặt xuôi, đặt ngược đều đặn, liên tục thu dần về đuôi. Mình Rồng tròn để trơn (chỉ có vẩy trên thân rồng to, chạm nông nên trông vẫn trơn mượt). Toàn bộ thân hình Rồng nở về phần đầu, thu nhọn về phía đuôi, quy gọn vào một nửa hình lá Đề. Rồng Lý 4 chân có khuỷu và mỗi chân đều 3 móng.

Các di vật mỹ thuật thời Lý còn lại đến ngày nay không nhiều, những hình tượng Rồng còn lại ở các Chùa (như Chùa Dạm, Chùa Phật Tích, Chùa Long Đội, Chùa Chương Sơn, Chùa Quỳnh Lâm, Chùa Báo Ân, Chùa Linh Xứng, Chùa Sùng Nghiêm, Chùa Diên Thánh…) và mới tìm thấy thêm ở Hoàng thành Thăng Long (2000-2005) hình Rồng trên gốm thời đầu lập đô nhà Lý. Những hình tượng Rồng không chỉ là mô típ trang trí chau chuốt, tinh tế, thanh mảnh mà còn là hình tượng sinh động. Nội dung tư tưởng thẩm mỹ, bộc lộ ý nghĩa tín ngưỡng dân gian cổ của cư dân nông nghiệp, tâm hồn khoáng đạt thanh cao, hàm chứa trí tuệ uyên bác.

Anh chị có thể chọn lựa một trong các Hộp trà Tường Vân với các loại trà như sau:

Hộp Loại trà Giá
Tường Vân 1 180g Bích Vân + 250g Kim Tuyên    480.000đ
Tường Vân 2 180g Bích Vân + 100g Thiên Vân    650.000đ
Tường Vân 3 100g Bạch Vân + 100g Thiên Vân 1.050.000đ
Tường Vân 4 100g Bạch Vân + 100g Mỹ Vân 1.100.000đ
Tường Vân 5 100g Bạch Vân + 100g Hồng Vân 2.000.000đ
Thông tin về các loại trà:

1.Bích Vân: Trà xanh Tân Cương, Thái Nguyên, 1 tôm 2 lá

2.Thiên Vân: Trà xanh cổ thụ Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La, 1 tôm 2 lá

3.Bạch Vân: bạch trà Tây Côn Lĩnh, Hà Giang, 1 tôm

4.Hồng Vân: hồng trà Tây Côn Lĩnh, Hà Giang, 1 tôm

5.Mỹ Vân: hồng trà ô long, Mộc Châu, 1 tôm 1 lá

6.Kim Tuyên: trà ô long xanh Kim Tuyên Việt Nam

 

 

 

 

 

 

Thông tin bổ sung

Loại trà

Tường Vân 1, Tường Vân 2, Tường Vân 3, Tường Vân 4, Tường Vân 5